Lịch sử Hội_đồng_Cơ_mật_Vương_quốc_Liên_hiệp_Anh

Cơ mật viện Vương quốc Liên hiệp trước đây là Cơ mật viện Scotland và Cơ mật viện Anh. Các sự kiện chính hình thành Cơ mật viện hiện tại như sau:

Trong thời kỳ Anglo-Saxon Anh, Witenagemot (Hội nghị Hiền nhân) có vị trí tương đương với Cơ mật viện Anh. Trong thời kỳ cai trị của các vua Norman, Ngôi vua Anh được cố vấn bởi triều đình hoàng gia hoặc curia regis (Vương hội), bao gồm các lãnh chúa, giáo sĩgiám pháp cao cấp. Ban đầu nhiệm vụ chính là tư vấn cho quốc chủ về pháp chế, hành pháp và quan tòa.[1] Sau đó, các cơ quan khác nhau đảm nhận các chức năng riêng biệt phát triển từ tòa án. Trong thế kỷ thứ mười ba, hai hình thức của Vương hội được chia tách. Đại Vương hội được thiết chế thành nghị viện và Tiểu Vương hội trở thành Cơ mật viện. Tòa án luật đã tiếp nhận công việc xét xử, trong khi đó Nghị viện trở thành cơ quan lập pháp tối cao của vương quốc.[2] Tuy nhiên, Cơ mật viện vẫn có quyền xét xử các tranh chấp pháp lý, trong phiên sơ thẩm hoặc kháng cáo.[3] Hơn nữa, luật do quốc chủ ban hành theo sự cố vấn của Vương nghị, thay vì theo đề nghị Nghị viện, được công nhận là có hiệu lực.[4] Quốc chủ thường sử dụng quyền lực để cơ thể để chia rẽ Tòa án và Nghị viện.[4] Điển hình, một sở của Cơ mật viện mà sau trở thành Tinh thất Tòa án (The Court of Star Chamber) trong thế kỷ 15 được phép đưa ra bất kỳ hình phạt nào trừ tử hình, mà không bị ràng buộc bởi thủ tục tòa án thông thường.[5]

Trong thời kỳ Henry VIII cai trị, theo lời khuyên từ Cơ mật viện, quân vương được phép ban hành luật bằng các tuyên bố đơn thuần. Nghị viện mất địa vị quyền lực tới khi vua Henry VIII qua đời.[6] Mặc dù Cơ mật viện Hoàng gia vẫn giữ các trách nhiệm lập pháp và tư pháp, nhưng chủ yếu trở thành một cơ quan hành pháp.[7] Năm 1553, Cơ mật viện gồm 40 thành viên,[8] nhưng quyền lực tập trung vào một ủy ban nhỏ hơn, về sau trở thành nội các.

Giai đoạn cuối Nội chiến Anh, chế độ quân chủ, Viện Quý tộc, và Cơ mật viện bị xóa bỏ. Nghị viện còn lại Viện Thứ dân, thành lập Hội đồng Nhà nước để thực thi pháp luật và chỉ đạo chính sách hành chính. 41 thành viên Hội đồng đã được Viện Thứ dân bầu ra; lãnh đạo là Oliver Cromwell, de facto độc tài quân sự quốc gia. Năm 1653, Cromwell trở thành Bảo hộ công, Hội đồng đã được giảm xuống từ mười ba đến hai mươi mốt thành viên, tất cả được bầu bởi Viện Thứ dân. Năm 1657, Viện Thứ dân đã trao cho Cromwell nhiều quyền lực lớn hơn, một số trong đó là bổ nhiệm những người được tín nhiệm bởi quân vương. Hội đồng được biết đến là Cơ mật viện Bảo hộ; và thành viên được Bảo hộ công lựa chọn, theo sự chấp thuận của Quốc hội.[9]

Năm 1659, ngay trước khi khôi phục chế độ quân chủ, Cơ mật viện Bảo hộ bị giải thể.[9] Charles II đã cho khôi phục Cơ mật viện Hoàng gia, nhưng giống như các vị vua Stuart trước đây, đã chọn một nhóm nhỏ các cố vấn.[10] Dưới triều vua George I nhiều quyền lực hơn được chuyển ủy ban này. Ủy ban bắt đầu gặp nhau trong trường hợp không có quân vương, truyền đạt quyết định của ủy ban cho quân vương sau khi hành động.

Do đó, Hội đồng Cơ mật Anh, nói chung, đã không còn là một cơ quan của các cố vấn bí mật quan trọng cho quốc chủ; vai trò được chuyển cho một ủy ban của Cơ mật viện, hiện được gọi là Nội các.[11]